I. Doanh thu truyện tranh mang lại cho nền kinh tế thế giới
Truyện tranh có ảnh hưởng lớn tới thế giới hiện nay. Chỉ tính riêng doanh thu của truyện tranh Nhật Bản những năm 1990 đã đạt khoảng 6000 tỉ yên(khoảng 1200000 tỉ VND) chưa kể doanh thu của truyện được đăng trên báo. Trên thế giới, bạn có thể thấy hàng nghìn người ăn, ngủ và sống với truyện tranh. Ở châu Á, hàng nghìn người luôn ăn và ngủ cùng manga.
Có thể tìm ra chúng tại các trung tâm thương mại trong thành phố lớn. Những người hâm mộ truyện tranh sẵn sàng “mất ngủ” để chờ phần mới của bộ truyện tranh mà họ yêu thích. Truyện tranh có những tác động tiêu cực lẫn tích cực tới con người nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng truyện tranh đã len lỏi vào mọi nơi mọi chỗ.
Tại một số lễ hội truyện tranh lượng người tham gia mua truyện có thể lên tới hơn nửa triệu người.
II. Truyện tranh còn được sử dụng như một hình thức giáo dục
Truyện tranh không chỉ là thứ để giải trí, chúng còn có thể được dùng cho mục đích giáo dục, cũng như là món ăn và là người bạn tinh thần không thể thiếu đối với nhiều người khi còn ở lứa tuổi trẻ thơ.
Chúng cũng được đánh giá là có tác động tốt với tinh thần, tâm hồn và hành vi của trẻ em khi mà các nhân vật luôn cho trẻ em thấy những mặt tốt và ấn tượng, chúng sẽ bắt chước theo như thế với tính học hỏi và bắt chước vốn có của mình. Như các nhân vật siêu anh hùng được phương Tây dùng để giáo dục tiềm năng đạo đức của trẻ em.
Nó cũng là một cách để trẻ em rèn thói quen đọc sách. Đây cũng là sở thích của các em, cũng là thú vui thư giãn, giải trí sau những giờ phút học tập căng thẳng. Với những cuốn truyện tranh bổ ích và lý thú có thể giúp giáo dục và giáo dưỡng trẻ, giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo phong phú, phát triển năng khiếu… Nó cũng là cách tốt để truyền tải các kiến thức khô khan như lịch sử Tại khoa HIV của Bệnh viện Nhi đồng Tygerberg của Nam Phi, một bộ truyện tranh có nội dung giới thiệu các kiến thức về HIV/AIDS đã được phân phát cho các bệnh nhi nhiễm HIV để giúp chúng có thể đối phó với căn bệnh thế kỷ này.
Với sự phát triển trí tuệ thì truyện tranh được đánh giá là: mặc dù chưa hiểu được về nội dung của truyện, nhưng với những cuốn truyện tranh về con vật, nhiều màu sắc hấp dẫn, truyện có nhiều tranh ảnh phong phú…cũng giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức được màu sắc, thiên nhiên… kích thích trẻ nhận biết và quan sát đồ vật, tạo đà cho trẻ khám phá thế giới xung quanh. Khi bé lớn hơn, với hình thức vừa đọc truyện cho bé vừa đặt câu hỏi diễn biến tiếp theo của truyện giúp trẻ phát triển tư duy phán đoán và trí tưởng tượng phong phú.
Việc khuyến khích trẻ kể lại truyện đã được nghe cũng giúp cho trẻ phát triển được trí nhớ tốt, những lời khen ngợi khi bé trả lời những câu hỏi đúng khi phán đoán đồ vật, nhận vật, kết quả… trong truyện sẽ động viên và khuyến khích được trẻ yêu thích được nghe và đọc sách sau này . Truyện tranh cũng giúp trẻ em tập đọc và có vốn từ phong phú hơn khi đọc.
Truyện tranh cũng là một hình thức để quản bá văn hóa của các quốc gia ra thế giới bên ngoài. Như một cửa ngỏ tiếp cận với văn hóa Nhật Bản manga đã tạo ra được một số lượng lớn người hâm mộ trên khắp thế giới và là một trong những sản phẩm xuất khẩu văn hóa thịnh hành nhất của đất nước này và góp phần giúp Nhật Bản trở thành thành một trong những nước xuất khẩu văn hóa hàng đầu thế giớ . Nó có quy mô lớn đến nỗi làm lưu mờ cả thị trường truyện tranh phương Tây. Có nhiều người trên thế giới đã học tiếng Nhật để có thể đọc được manga.
Tại Nhật Bản các thể loại manga khác nhau được chia ra theo đối tượng mà chúng sẽ giúp phát triển tâm lý tối đa như shōnen manga dành cho thanh niên chủ yếu là robot, du hành không gian, khoa học giả tưởng, khoa học kỹ thuật… Sự hoàn thiện cá nhân, kỷ luật thép, hy sinh vì sứ mệnh và vinh dự phục vụ xã hội, cộng đồng, gia đình và bạn bè. Còn shojo dành cho thiếu nữ thì tập trung vào cuộc sống nội tâm của nhân vật nữ chính với các hình ảnh vừa nhẹ nhàng vừa phức tạp và thường bỏ qua ranh giới của các khuôn hình để tạo ra một mạch thời gian liên tục mà không hề có sự tự sự. Thể loại kodomo dành cho thiếu nhi mang tính giáo dục rất cao nói về đạo đức, lẽ phải của cuộc sống, cách cư xử như những người tốt và chu đáo…
Về vấn đề bạo lực trong truyện tranh, có những ý kiến cho rằng, thật ra những nhận định tiêu cực về truyện tranh bắt nguồn tự hiểu biết không đúng về loại hình văn hóa này. Những người phê phán truyện tranh đã không để ý đến sự phân cấp về lứa tuổi trong thể loại truyện tranh, về xu hướng hình thành phát triển của các truyện tranh dành cho người lớn tuổi, và về các truyện tranh miêu tả sự chuyển biến tâm lý của thanh thiếu niên, một lứa tuổi nằm giữa lằn ranh “trẻ con” và “người lớn”.
>>>Đọc sách 247 trang web đọc sách, truyện miễn phí.