Những tác hại khôn lường của truyện tranh với người đọc

Những tác hại khôn lường của truyện tranh với người đọc

I. Tác hại của truyện tranh dưới góc nhìn của chuyên gia

Về tác hại, dưới góc nhìn của các giáo sư đầu ngành ngôn ngữ học, các nhà báo, nhà văn, ngôn ngữ của trẻ ngay từ đầu đời đã bị ảnh hưởng xấu sẽ dẫn tới những hậu quả lâu dài. Đặc biệt, ngôn ngữ của nhiều truyện mang tính “chợ búa” không chỉ tác động đến việc hành văn mà còn ảnh hưởng xấu đến tâm hồn và nhân cách của người đọc trẻ tuổi (đặc biệt trẻ con).

Ngay tại Nhật Bản, xứ sở của truyện tranh, những mặt trái do tác hại của truyện tranh gây ra cho giới trẻ Nhật Bản cũng không hề nhỏ. nhiều phương tiện thông tin đại chúng của Nhật Bản đã lo ngại khi lên tiếng cảnh báo về những truyện tranh có nội dung không lành mạnh đang ngấm ngầm đục khoét tâm hồn giới trẻ nước này.

Đã có những tranh cãi quyết liệt về giới hạn nào của mức độ bạo lực nên xuất hiện trong các tác phẩm truyện tranh. Và thực tế về sự nổi tiếng của một số bộ truyện tranh có nội dung bạo lực cao độ cho thấy tính lưỡng chuẩn của độc giả khi đánh giá vấn đề này. Ron Goulart chỉ ra rằng những yếu tố bạo lực và phản giáo dục, mà mọi người phàn nàn ở các bộ truyện tranh quá đà, có thể được tìm thấy trong các chương trình truyền hình và truyền thông khác mà mọi người có thể thấy hàng ngày. Nội dung của những chương trình truyền thông các loại thực sự đã đẩy con người đi tới gần đến mức giới hạn và điều này đã châm ngòi cho các cuộc tranh luận về mối tương quan giữa tự do ngôn luận và trách nhiệm của mỗi người. Một ý kiến khác cho rằng hiện tượng này cho thấy độc giả đã “mất cảm giác” trước nạn bạo lực trong truyện tranh. Còn họa sĩ Rick Veitch thì nhận định: một trong những đặc tính của truyện tranh là xuyên phá vào trong bản ngã của mỗi người, nơi tất cả những thứ bị đè nén đều tích chứa trong đó.

Những tác hại khôn lường của truyện tranh với người đọc

II. Nhận định của chuyên gia

Theo PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện từ điển và Bách khoa thư, đọc nhiều truyện tranh sẽ tác động sâu sắc đến tư duy của người đọc. Truyện tranh khiến trẻ lười tưởng tượng, điều đó dần dần hình thành thói quen lười suy nghĩ, thích cái có sẵn.

Theo nhà văn Văn Giá, truyện tranh không có lỗi, lỗi là ở người viết loại truyện ấy. Để trẻ em được đọc những cuốn truyện tranh hữu ích thì nhà xuất bản cần chỉnh đốn truyện tranh. Truyện phải cung cấp những truyện có chất lượng cả phần hình lẫn phần lời mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Bên cạnh đó, nhà trường và gia đình cần có những hoạt động khích lệ trẻ đọc những tác phẩm viết về các danh nhân, lịch sử, để tăng vốn hiểu biết, tích lũy vốn ngôn ngữ.

Docsach247.com

0 0 vote
Article Rating
nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments